Loading the player...


INFO:
Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (28-6-1972 - 16-9-1972) là một trong những biểu hiện sinh động nhất cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại. Các chiến sĩ giải phóng dũng cảm đánh phá đồn địch trên điểm cao 365 (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) Là địa đầu của hai chiến tuyến, tỉnh Quảng Trị nói chung, thị xã Quảng Trị, đặc biệt là Thành cổ nói riêng trở thành nơi tập trung sự quan tâm đặc biệt cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị “với phương thức tác chiến phòng ngự, bảo vệ một mục tiêu có tính chất chiến lược trong thời điểm có tính nhạy cảm, với điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch nhau nhiều cả về số quân, trang bị vũ khí hiện đại, phương tiện vật chất trong một thời gian dài, là một thành công đặc biệt xuất sắc” Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm giữ vững Thành cổ trở thành sự kiện quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari, mở đường cho đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định lòng yêu nước nhiệt thành, sự hy sinh cao cả cho chính nghĩa, vì sự nghiệp vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Kiên cường chiến đấu với tương quan lực lượng chênh lệch Sau khi để mất Quảng Trị, Tổng thống Mỹ Ních-xơn một mặt ra lệnh cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu phải chiếm lại tỉnh Quảng Trị, một mặt “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh để cứu vãn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đang có nguy cơ sụp đổ. Để ngăn chặn quân ta phát triển tiến công vào phía nam, chính quyền Sài Gòn lập tức tăng quân và hỏa lực, nhanh chóng củng cố tuyến phòng ngự phía nam sông Mỹ Chánh. Đồng thời, lập tuyến phòng ngự phía tây đường 12 để ngăn chặn quân ta tiến công vào Huế nhằm bảo toàn lực lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc phản công lại ở Quảng Trị. Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, để chắc thắng, Nguyễn Văn Thiệu đã huy động lực lượng tham gia chiến dịch mạnh nhất. Lực lượng phản công gồm: 1 sư đoàn dù, 1 sư đoàn lính thuỷ đánh bộ, sư đoàn 1 bộ binh, trung đoàn 4 thuộc sư đoàn 2 bộ binh. “Tổng lực lượng gồm 13 trung đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 thiết đoàn và nhiều đơn vị công binh, không quân, hải quân của quân khu 1 hỗ trợ” Đặc biệt, Mỹ tăng gấp 2 lần số máy bay ném bom chiến lược B52, triển khai lại các lực lượng không quân và hải quân chi viện hỏa lực trực tiếp với mật độ cao và cường độ rất lớn cho cuộc phản công. Chính quyền Sài Gòn hy vọng sẽ nhanh chóng chiếm lại thị xã, cắm cờ lên Thành cổ trước ngày 10-7-1972. Đến ngày 27-6-1972, “địch đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt cho cuộc tiến công lớn ra vùng giải phóng nhằm chiếm mục tiêu trước mắt là thị xã và Thành cổ Quảng Trị” Trước hành động của địch, ngày 27-6-1972, Quân ủy Trung ương thông báo cho Bộ Tư lệnh chiến dịch các hoạt động khẩn trương chuẩn bị tiến công ra Quảng Trị của địch và chỉ thị biện pháp đánh địch của ta phối hợp với đấu tranh ngoại giao. Tối 28-6-1972, Bộ Tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm: “Chuyển từ chiến dịch tiến công sang chiến dịch phản công nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giữ vững vùng giải phóng, đánh bại cuộc hành quân của địch và phát triển lúc thời cơ có lợi” ( Bộ Tư lệnh chiến dịch đã bố trí lực lượng gồm các Sư đoàn 308 (trung đoàn 36, 102, 66, Tiểu đoàn 2 độc lập); 304 (trung đoàn 24, 9, 88, Tiểu đoàn đặc công 35); 320B (trung đoàn 27, 64, 18, các tiểu đoàn 14, 47 địa phương) có nhiệm vụ ngăn chặn các hướng tiến công của địch; Trung đoàn 48, Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương và 3 tiểu đoàn phòng không có nhiệm vụ bảo vệ khu vực thị xã Quảng Trị, La Vang, Ái Tử. Cùng với việc tổ chức lực lượng ở các hướng chiến lược, việc tổ chức sơ tán cho nhân dân ra khỏi vùng có chiến sự ác liệt được thực hiện khẩn trương. Trong một thời gian ngắn, ta đã đưa được “8 vạn dân thị xã và hai huyện Thiệu Phong, Hải Lăng… ! 🥺❤️💐🕊🕊🕊🇻🇳👨‍✈️👨‍✈️